Lời Khuyên Của Bác Sĩ Với F0 Khi Tự Chăm Sóc Tại Nhà

Dưới đây là một số lời khuyên của chuyên gia y tế đối với F0 khi tự chăm sóc tại nhà.

1. Không hoảng loạn, sợ hãi, khóc lóc, kêu gọi, rên rỉ, giận dỗi, đổ lỗi, tìm cách nghĩ coi mình lây ở đâu ra…. Nói chung là không nghĩ nhiều!

2. Nằm đầu cao 45 độ (lót từ mông trở lên chứ không phải chỉ kê ngay cổ), ở nơi càng thoáng khí càng tốt như gần cửa sổ, lan can.

3. Thở nhẹ và sâu: hít nhẹ, chậm, không gồng cơ, không ráng hít thật lẹ cho nhiều không khí vào phổi; thở ra cũng chậm nhất và nhẹ nhất có thể. Lưu ý là không phải thở kiểu tập thể dục nhé, mà thở kiểu nhẹ nhàng chậm chạp, không gồng cơ. Chú ý xem lúc hít thở có bị đau hay khó gì không.

Làm sạch mũi họng bằng nước muối sinh lý, các loại nước súc miệng. (Ảnh minh họa: Verywellhealth)

Làm sạch mũi họng bằng nước muối sinh lý, các loại nước súc miệng. (Ảnh minh họa: Verywellhealth)

 

4. Làm sạch mũi họng bằng nước muối sinh lý 0,9% để làm đường thở thông thoáng nhất có thể, không có nhầy đàm gây cản trở không khí vào ra. Nằm nghỉ nơi ấm áp, không lạnh cũng làm giảm phù niêm mạc, giúp đường thở thông hơn.

5. Uống nước ấm nhiều lần trong ngày, uống vài ngụm mỗi 10 phút sẽ tốt hơn uống đầy bụng. Ngày tối thiểu 2 lít nước, nếu có sốt thì cứ tăng 1 độ cộng thêm 500ml. Nhiệt độ nước tốt nhất là khoảng 35 độ C (2 sôi 1 nguội).

6. Hạ sốt bằng thuốc, lau ấm, đắp khăn ấm hay tắm bằng nước ấm. Không cần hạ đến dưới 37 độ, dưới 38 độ C là đạt yêu cầu rồi.

7. Ăn cháo loãng, không cần bổ dưỡng thịt cá gì hết, nấu 500ml cháo chỉ cần thêm 1 nắm đậu xanh hay 1 cái trứng gà, đập thêm mớ hành củ vô là được. Ăn nhiều lần, mỗi 1-2 giờ cho húp nửa chén cháo nóng tốt hơn ăn 3 bữa/ngày. Khuấy ly bột ngũ cốc nóng lỏng lỏng uống cũng được.

8. Ngủ càng nhiều càng tốt.

9. Theo dõi: thở nhẹ hay nặng, thở có đau ở đâu không, sốt bao nhiêu độ là quan trọng nhất. Chú ý thêm môi có tím, tay chân có bị lạnh hay trắng bệch ra không, nhức đầu nặng có không. Mất vị giác khứu giác không quan trọng đừng lo về chuyện đó. Mắt có phù phù đỏ đỏ một chút cũng không sao.

10. Gọi cho 115 để họ đến đón nếu có giường. Không được thì cứ kiên nhẫn nằm nhà chờ, không tức giận hay hoảng sợ.

11. Gọi cho một bác sĩ quen có video call để bác sĩ nhìn được bệnh nhân và tư vấn dùng thuốc nếu cần.

12. Không được tự ý dùng thuốc, ngoại trừ thuốc hạ sốt và giảm ho nếu ho nhiều gây mệt. Cần nhớ đưa cái gì vô cũng dễ, lấy ra mới khó, mà cơ quan của người bệnh đang cần nghỉ ngơi để chống bệnh, đừng bắt nó chuyển hoá thêm mấy thứ đưa vào không cần thiết nữa.

Lưu ý là sự hoảng loạn và làm sai những gì cần làm có khi gây thêm nguy hiểm cho bệnh nhân. Bệnh sẽ kéo dài 7-10 ngày, chắc chắn là sẽ mệt mỏi và khó chịu rồi, bệnh mà, nhưng chỉ cần các tế bào có chút ít oxy để sống sót là người sẽ sống sót, ráng lên, đừng nản, đừng hoảng.

 

Nguồn: TS.BS Đào Thị Yến Phi

 

Phẫu Thuật Thẩm Mỹ Bác Sĩ Chính

0903851816

📍Bệnh Xá CĐN8, Bùi Văn Hoà – P. Long Bình Tân – TP. Biên Hoà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *