I. Nâng mũi cấu trúc là gì?
Nâng mũi cấu trúc là phương pháp phẫu thuật triệt để nhất, là sự can thiệp tổng thể các khuyết điểm trên toàn bộ mũi, kỹ thuật phức tạp nhất chỉnh sửa toàn bộ cấu trúc mũi.
Ưu điểm của nâng mũi cấu trúc:
+ Có thể chỉnh sửa được tất cả các khuyết điểm của mũi.
+ Tạo hình dáng mũi đẹp như ý.
+ Độ bền gần như là vĩnh viễn.
Nhược điểm:
– Là một kỹ thuật khó, đòi hỏi tay nghề, kinh nghiệm chuyên môn cao.
– Chi phí thực hiện nâng mũi cấu trúc cao hơn so với các phương pháp thông thường.
II. NÂNG MŨI CẤU TRÚC GIÚP KHẮC PHỤC MỌI KHUYẾT ĐIỂM
1. Mũi cấu trúc phù hợp với mọi dáng mũi
Người Việt vốn có dáng mũi thấp, ngắn với cánh mũi to, dày, lỗ mũi rộng. Trong khi đó các phương pháp nâng mũi thông thường hầu như chỉ thích hợp với một số đối tượng nhất định và không khắc phục được triệt để các khuyết điểm mũi. Điển hình như phương pháp nâng mũi nhân tạo và nâng mũi bọc sụn thường dành cho những người có nền tảng mũi sẵn, sóng thấp nhưng có độ dài.
Với phương pháp nâng mũi cấu trúc, mọi khuyết điểm có thể được xử lý hiệu quả nhờ kỹ thuật dựng trụ, can thiệp và tái cấu trúc đầu mũi cho mọi dáng mũi:
– Mũi thấp, ngắn hếch
– Mũi gồ, mũi gãy, lõm
– Da mũi mỏng
– Cánh mũi bè, đầu mũi to
2. Chỉnh sửa mũi hỏng sau nâng – mũi hỏng bẩm sinh – mũi hỏng do tai nạn
Phương pháp nâng mũi cấu trúc có can thiệp dựng trụ, tái tạo đầu mũi vì vậy có thể xử lý được những ca mũi hỏng do tai nạn, do bẩm sinh hay mũi hỏng sau nâng để cải thiện về mặt thẩm mỹ cũng như chức năng của mũi.
3. Nâng mũi cấu trúc có thể tạo hình những dáng mũi Hot nhất hiện nay
Các phương pháp nâng mũi thông thường chỉ có tác dụng nâng cao sóng và hạn chế tạo hình dáng mũi. Tuy nhiên nâng mũi cấu trúc là phương pháp đột phá với kỹ thuật tạo hình tiến bộ chuẩn tỷ lệ vàng có thể tạo dựng được nhiều dáng mũi khác nhau.
Dáng mũi S-line tự nhiên
Dáng mũi đẹp “chuẩn Hàn” với độ cong, độ cao tự nhiên. Ở góc nghiêng dáng mũi tạo thành dáng chữ S uốn lượn, thanh tú. Dáng mũi với nét đẹp tự nhiên nên được khá nhiều người yêu thích. Tuy nhiên đa phần độ tuổi khoảng 30+ thường lựa chọn dáng mũi này và làm các công việc như nội trợ, văn phòng…
Dáng mũi L-line
Dáng mũi L-line với nét đẹp khỏe khoắn và cá tính có góc nghiêng hình chữ L. Độ cao từ góc giữa hai chân mày xuống đầu mũi. Dáng mũi này thích hợp với những bạn có độ tuổi 20+ đến < 30 tuổi làm các công việc như KOLs, người mẫu, PG, PB….có cá tính và thích dẫn đầu các hot trend.
Dáng mũi Cao Tây
“Lai” giữa dáng mũi S-line Á Đông và L-line phương Tây. Dáng mũi này có sóng mũi cao, đầu mũi cao, góc mũi trán có độ lượn mềm mại. Dáng mũi này thích hợp với những bạn có độ tuổi từ 18 – 35 làm các công việc như bán hàng online, PG, PB, người mẫu ảnh, Chủ Spa, Makeup, Stylist, Photographer….
Dáng mũi Thượng Hải
Dự đoán sẽ được cả phái nam và phái nữ ưa chuộng và tạo nên cơn sốt thẩm mỹ trong những năm tiếp theo.
Các loại sụn được sử dụng trong nâng mũi cấu trúc bao gồm:
– Sụn tự thân kết hợp sụn nhân tạo, sụn tự thân hoàn toàn, sụn tai, sụn vách ngăn, sụn sườn hoặc sử dụng megaderm để gia cố thêm tuỳ từng loại mũi.
– Sụn tai: Lấy ở vùng vành tai, phù hợp với mũi ít khuyết điểm hay lần đầu làm cấu trúc. Đây cũng là vật liệu phù hợp nhất với mũi và thường được các bác sĩ sử dụng nhiều nhất.
– Sụn vách ngăn: Lấy ở vùng vách ngăn mũi kết hợp với sụn tai để dựng trụ mũi vững chắc hơn
– Sụn sườn: Lấy từ xương sườn số 6 hoặc số 7, phù hợp với mũi sửa nhiều lần, mũi bị tai nạn, mũi dị tật bẩm sinh…
Chi phí nâng mũi cấu trúc tại Thẩm Mỹ Bác Sĩ Chính
III. MỘT SỐ “TIN ĐỒN” VỀ NÂNG MŨI CẤU TRÚC
Khi tìm hiểu về nâng mũi cấu trúc, có quá nhiều thông tin khiến cho mọi người cảm thấy “hoang mang”. Còn sau nâng mũi cấu trúc, thể trạng sẽ có sự thay đổi do tác động của phẫu thuật. Thêm vào đó mọi người cũng “bỡ ngỡ” về những phản ứng của cơ thể cũng như sự thay đổi của hình dáng mũi sau nâng. Vì vậy mà có “1001 câu hỏi vì sao” mà người nâng mũi đặt ra. Sau đây là một số câu hỏi “kinh điển” khi nâng mũi cấu trúc.
1. Mũi em vẫn còn to quá! Hình như mũi em bị lệch nữa…
Nâng mũi là cả một quá trình, không phải ngày một ngày hai mũi đẹp ngay được. Đối với mũi cấu trúc thì các bạn càng cần phải kiên nhẫn.
2. Sụn tự thân sẽ bị co rút theo thời gian?
Thú nhận đi, đây có phải là câu “hăm dọa” mà bạn nghe nhiều nhất đúng không nào? Sự thật thì sụn tự thân vẫn có tỷ lệ thay đổi hình thể theo thời gian. Nhưng: Sụn tự thân được lấy từ chính cơ thể của người nâng với tính chất thân thiện gần như tương thích tuyệt đối với cơ thể, không bị kích ứng, không bị đào thải.
Khi sụn được đưa đến một vị trí khác cơ thể và được cung cấp đầy đủ nguồn dinh dưỡng sụn sẽ tồn tại vĩnh viễn. Tuy nhiên, trong thời gian đầu “chuyển nhà” sụn sẽ phải có khoảng thời gian thích nghi. Lúc này các mô cơ, mạch máu chưa có sự liên kết chặt chẽ, nguồn dinh dưỡng cho sụn chưa được đảm bảo nên sụn có thể tiêu giảm (nhưng không đáng kể).
Vì tính chất này nên khi nâng mũi cấu trúc sử dụng sụn tự thân, bác sĩ sẽ phải tính toán và căn chỉnh tỉ lệ sụn chuẩn xác để tránh gây ảnh hưởng tới dáng mũi. Khi mũi hoàn thiện sẽ đạt được “vóc dáng”, tỉ lệ như ý.
Vì vậy, khi nâng mũi cấu trúc sụn tự thân tay nghề kinh nghiệm của bác sĩ là vô cùng quan trọng. Bác sĩ càng giàu kinh nghiệm thì càng giảm tỉ lệ tiêu giảm – biến đổi hình thể sụn theo thời gian và cho bạn dáng mũi đẹp nhất.
3. Mũi cấu trúc không dành cho người sửa mũi lần đầu?
Chắc chắn đây cũng là một “tin đồn” về nâng mũi cấu trúc mà bạn thường xuyên phải nghe? Sự thật thì – tin đồn chỉ là tin đồn. Các phương pháp nâng mũi đều có những ưu nhược điểm khác nhau và được chỉ định cho từng tình trạng mũi cụ thể cũng như là sở thích và khả năng tài chính của mỗi người. Và nâng mũi cấu trúc cũng dành cho tất cả mọi người – dù là mũi mới hay mũi đã sửa nhiều lần.
Đối với những ai có nền tảng mũi tốt (sẵn form nhưng thiếu độ cao) hoàn toàn có thể nâng mũi bằng phương pháp thường – mặc dù sẽ không được đẹp hoàn hảo như mũi cấu trúc. Với những dáng mũi nhiều khuyết điểm như thấp ngắn – đầu mũi to, cánh mũi to khi áp dụng các phương pháp nâng mũi khác ngoài cấu trúc sẽ không đẹp và không bền. Mũi dị tật bẩm sinh, mũi hỏng sau nâng, mũi hỏng do tai nạn cũng tương tự.
4. Tại sao nâng mũi cấu trúc nhưng vẫn…hỏng?
Nâng mũi cấu trúc là phương pháp tốt nhất nhưng vẫn có trường hợp mũi cấu trúc hỏng sửa lại? Sự thật trần trụi thì bất cứ ai, bất cứ công việc gì cũng luôn có một tỉ lệ rủi ro. Và sự thật là nâng mũi cấu trúc vẫn là phương pháp nâng mũi tốt nhất với độ bền vĩnh viễn hiện nay.
Tuy nhiên đây là một phương pháp khó đòi hỏi kĩ thuật phức tạp và chuyên môn thẩm mỹ cao. Vì vậy bác sĩ thực hiện phải là những người có tay nghề cao và có bề dày kinh nghiệm để giảm thiểu những tỉ lệ rủi ro.
Mũi cấu trúc sau nâng không được như ý hoặc bị hỏng hoàn toàn vẫn có thể sửa được bằng chính phương pháp cấu trúc – nhưng với một kĩ thuật phức tạp hơn. Tuy nhiên hãy lựa chọn một bác sĩ có tay nghề giỏi, kinh nghiệm tốt để cải thiện dáng mũi đẹp nhất.
Hình ảnh Bác Sĩ HÀ TRUNG CHÍNH đang trực tiếp tư vấn cho khách hàng nâng mũi
IV. NÂNG MŨI VÀ MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
“Nâng mũi cấu trúc có đau không?”
Hoàn toàn không hề đau với các kĩ thuật giảm đau tiến bộ. Khách hàng không hề cảm thấy đau đớn hay khó chịu trong suốt quá trình phẫu thuật.
“Nâng mũi cấu trúc khoảng bao lâu?”
Thời gian thực hiện một ca nâng mũi cấu trúc tùy thuộc vào từng tình trạng mũi. Thời gian trung bình là 90 – 120 phút.
“Nâng mũi cấu trúc bao lâu thì ổn định?”
Nâng mũi cấu trúc sẽ lâu gom hơn so với mũi thường. Mũi sẽ ổn định dần theo thời gian. Khoảng từ 3 – 6 tháng mũi sẽ ổn định nhất, lên dáng đẹp nhất tùy cơ địa.
“Nâng mũi cấu trúc nên kiêng ăn gì?”
Kiêng ăn đồ tanh như hải sản, kiêng thịt bò, rau muống, đồ nếp trong khoảng 1 tháng. Kiêng uống rượu bia tốt nhất sau 3 tháng.
“Nâng mũi cấu trúc bao lâu được tập thể dục?”
Khoảng sau khoảng 2 tuần sau nâng mũi có thể thể tập thể dục nhẹ. Kiêng chơi các môn thể thao vận động mạnh trong 2 tháng đầu (cầu lông, nhảy dây, chạy bộ, bóng chuyền…)
“Mũi cấu trúc hư sửa lại thế nào?”
Tùy thuộc vào từng tình trạng mũi khác nhau để bác sĩ có những can thiệp xử lý. Trong trường hợp này nên đi khám sớm để có phương án điều trị.
“Nâng mũi cấu trúc có cần tái khám không?”
Nên tái khám theo lịch của bác sĩ để theo dõi tiến trình hoàn thiện của dáng mũi và ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra sau nâng mũi.